Áp dụng TT 200 hay QĐ 48 trong tổ chức kế toán cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang băn khoăn rằng nên áp dụng thông tư 200 hay quyết định 48 cho doanh nghiệp của mình? Và nếu áp dụng quyết định 48 thì có cần phải dựa vào TT 200 hay QĐ 48

A. Tổng hợp điểm mới Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp

I. ĐƯỢC DÙNG NGOẠI TỆ LÀM ĐƠN VỊ TIỀN TỆ ĐỂ GHI SỔ KẾ TOÁN

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam.

BCTC mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là BBTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam.

Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán nếu không thỏa các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

II . TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

1. Các tài khoản Tài Sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.

2. Bỏ tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532 và toàn bộ tài khoản ngoài bảng

3. Thêm tài khoản:

Tài khoản 171 – Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ

Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá

Tài khoản 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

4. Thay đổi các tài khoản sau:

Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (trước đây gọi là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn)

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trước đây là Đầu tư ngắn hạn khác)

Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trước đây là Góp vốn liên doanh)

Tài khoản 228 – Đầu tư khác (trước đây là Đầu tư dài hạn khác)

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (trước đây là Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn)

Tài khoản 242 – Chi phí trả trước (trước đây là Chi phí trả trước dài hạn)

Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (trước đây là Ký quỹ, ký cược dài hạn)

Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính (trước đây là Vay dài hạn)

Tài khoản 343 – Nhận ký quỹ, ký cược (trước đây là Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn)

Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (trước đây là Nguồn vốn kinh doanh)

Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trước là Lợi nhuận chưa phân phối)

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước đây)

5. Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc kế toán đối với từng loại tài khoản.

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Thông tin bắt buộc trong BCTC không còn “Thuế và các khoản nộp Nhà nước”.

2. Kỳ lập BCTC giữa niên độ sẽ gồm BCTC quý (cả quý IV) và BCTC bán niên (trước chỉ yêu cầu BCTC quý và không cần quý IV).

3. Thêm các quy định mới về Xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106).

4. Sử đổi, bổ sung nhiều chỉ tiêu của Bảng Cân đối kế toán, cụ thể:

Mã số 120 = Mã số 121 + 122 +123 (trước đây là 121 + 129)

Mã số 130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 +136 +137 +139 (trước đây không có 136, 137)

Mã số 150 = 151 + 152 +153 +154 + 155 (trước đây không có 153, 154 nhưng có 158)

Mã số 200 = 210 + 220 + 230 + 240 +250 +260 (trước đây không có 230)

5. Phần Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có nhiều sự thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu như:

- Phần đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bổ sung thêm: chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường; cấu trúc doanh nghiệp.

- Phần chính sách kế toán áp dụng chia ra chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và Doanh nghiệp không.

- Phần thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng Cân đối kế toán thêm chỉ tiêu: nợ xấu; vay và nợ thuê tài chính; tài sản dở dang dài hạn…

IV. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Doanh nghiệp được chủ động xây dưng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.

Các loại chứng từ kế toán tại Phục lục 3 Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng, thiết kế cho riêng mình được thì có thể áp dụng theo Phụ lục 3.

V. SỔ KẾ TOÁN

Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Trường hợp không tự xây dựng có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư.

Ngoài ra, Thông tư còn có quy định mới hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.

B. Quyết định 48 - chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

2. Đối với Báo cáo tài chính
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.
b) Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

3. Đối với chứng từ và sổ kế toán
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cảcác loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư này hoặcbổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2017. Những quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chính.

C. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang băn khoăn rằng nên áp dụng thông tư 200 hay quyết định 48 cho doanh nghiệp của mình? Và nếu áp dụng quyết định 48 thì có cần phải dựa vào TT 200, và có cần phải bỏ các tài khoản ngắn hạn 142, 311 và các khoản dự phòng 159,... và cập nhật bảng hệ thống TK mới dựa trên hệ thống TK của TT 200 cho hệ thống TK theo quyết định 48 không?
----> Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp về đối tượng áp dụng như sau: “Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình”.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/Đ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính hoặc Chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và phải thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Trường hợp, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48 thì không bắt buộc phải điều chỉnh, sửa đổi theo những nội dung thay đổi của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200.

Chát với HẢI ÂU